07

Th 02

Quy cách đóng gói hàng xuất khẩu đúng chuẩn nhất

Quy cách đóng gói hàng xuất khẩu đúng chuẩn nhất

  • CongtyTNHHKhangTrang
  • 0 bình luận

Bạn có biết trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc để gửi một kiện hàng ra nước ngoài cần phải tuân theo rất nhiều quy định, trong đó bao gồm cả yêu cầu về quy cách đóng gói hàng xuất khẩu. Ngoài ra, ở mỗi mặt hàng sẽ có những yêu cầu chi tiết về đóng gói riêng để đảm bảo được thông quan cũng như giúp chúng nguyên vẹn nhất trong suốt hành trình dài. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy cách đóng gói gửi hàng cũng như một số điều cần chú ý để việc xuất khẩu hàng hóa được diễn ra trơn tru nhất!

LP Mới  Keyword:  quy cách đóng gói hàng xuất khẩu 90 quy cách đóng gói 320 quy cách đóng gói là gì 40   Title: Quy cách đóng gói hàng xuất khẩu đúng chuẩn nhất  Meta: Muốn hàng hóa được xuất khẩu ra nước ngoài và đến tay người nhận một cách nguyên vẹn thì bạn cần tìm hiểu quy cách đóng gói hàng xuất khẩu dưới đây!  Outline: H2: Quy cách đóng gói là gì? H2: Những quy định chung khi đóng gói hàng hóa xuất khẩu H2: Yêu cầu chi tiết về bao bì khi đóng gói hàng xuất khẩu H2: Phân loại bao bì đóng gói hàng hóa H2: Các bước đóng gói hàng xuất khẩu đúng chuẩn H2: Cách đóng gói một số hàng hóa cụ thể H2: Một số lưu ý khi thực hiện đóng gói hàng hóa xuất khẩu                   Bạn có biết trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc để gửi một kiện hàng ra nước ngoài cần phải tuân theo rất nhiều quy định, trong đó bao gồm cả yêu cầu về quy cách đóng gói hàng xuất khẩu. Ngoài ra, ở mỗi mặt hàng sẽ có những yêu cầu chi tiết về đóng gói riêng để đảm bảo được thông quan cũng như giúp chúng nguyên vẹn nhất trong suốt hành trình dài. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu quy cách đóng gói gửi hàng cũng như một số điều cần chú ý để việc xuất khẩu hàng hóa được diễn ra trơn tru nhất!  Quy cách đóng gói là gì? Quy cách đóng gói là gì? Quy cách đóng gói được hiểu nôm na là những yêu cầu, tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa căn cứ vào đặc tính của từng mặt hàng cũng như những tác động vật lý, hóa học,... được dự đoán trước từ bên ngoài ảnh hưởng đến hàng hóa của bạn trong suốt quá trình vận chuyển. Mục đích của việc này nhằm đảm bảo hàng hóa được nguyên vẹn, không bị hư hỏng, tránh trường hợp gây tổn thất chi phí cũng như là căn cứ để xác định trách nhiệm cho các bên liên quan khi có sự cố xảy ra. Vì vậy, đối với bất cứ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa nào, việc tìm hiểu về quy cách đóng gói là điều hết sức quan trọng. Những quy định chung khi đóng gói hàng hóa xuất khẩu Với bất kỳ loại hàng hóa nào khi vận chuyển đều cần phải được đóng gói cẩn thận, đặc biệt là xuất ra nước ngoài vì hành trình dài và thời gian rất lâu. Do đó, bạn cần tham khảo một số quy định chung khi đóng gói hàng hóa xuất khẩu dưới đây: Sản phẩm phải được đóng gói cẩn thận, sử dụng thêm giấy báo, hạt xốp, túi chống sốc,... để giúp thùng hàng chịu được các tác động vật lý trong quá trình bốc dỡ hàng và chuyên chở. Niêm phong hàng hóa bằng keo, có thể dán nhiều lớp để đảm bảo chắc chắn, tránh trường hợp rơi vỡ hay thất lạc,... Căn cứ vào tính chất từng mặt hàng: chất lỏng, hàng dễ vỡ, hàng chống nước,... mà lựa chọn cách đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn. Cần dán thêm cảnh báo bên ngoài thùng hàng để thông báo cho nhân viên xếp hàng cũng như đơn vị vận chuyển biết. Các hàng hóa có hình dạng nguy hiểm như mũi nhọn, cạnh lồi,.. cần dùng băng keo hay giấy gói chuyên dụng để bọc cẩn thận các đầu sắc bén, đảm bảo an toàn cho các bên liên quan. Cập nhật đầy đủ thông tin người nhận và người gửi: họ và tên, phương thức liên lạc, địa chỉ,... để tránh thất lạc hay giao nhầm hàng hóa.  Cảnh báo mặt hàng dễ vỡ trong quy cách đóng gói hàng  Thùng carton được sử dụng phổ biến để đóng gói hàng hóa Yêu cầu chi tiết về bao bì khi đóng gói hàng xuất khẩu Từ những quy định chung về đóng gói hàng hóa, bạn có thể thấy được bao bì đóng vai trò quan trọng để tạo nên quy cách đóng gói hàng đúng chuẩn. Vì vậy, những yêu cầu chi tiết về bao bì cũng được nêu cụ thể dưới đây để bạn có cái nhìn rõ hơn khi chọn mua chúng: Hoạt động xuất khẩu diễn ra thông qua nhiều loại hình vận tải khác nhau: đường bộ, đường biển, hàng không,... Vì vậy, bao bì đóng gói sản phẩm cần phù hợp với từng loại hình vận chuyển. Lựa chọn kích thước phù hợp và dễ bảo quản trên các container, pallet,... Hành trình vận chuyển phải trải qua nhiều nước khác nhau dẫn đến khí hậu cũng khác nhau, do đó bao bì cần phù hợp với sự thay đổi này. Cần đảm bảo về độ bền, dẻo, chịu tác động ngoại lực tốt, không bị biến đổi chất dẫn đến bốc mùi trong suốt quá trình vận chuyển. Thêm các ký hiệu cảnh báo trên bao bì đóng gói với những loại hàng hóa đặc biệt,...  Túi xốp nổ bọc hàng chống sốc Phân loại bao bì đóng gói hàng hóa Hiện nay, người ta thường phân loại bao bì trong quy cách đóng gói hàng theo một số tiêu chí sau đây:  Theo công dụng Bao bì ở bên trong Bao bì ở bên ngoài Theo tần suất dùng Bao bì dùng một lần Bao bì dùng nhiều lần Theo tính chất chịu lực nén Bao bì đóng gói loại cứng Bao bì đóng gói loại nửa cứng Bao bì đóng gói loại mềm Theo vật liệu Vật liệu gỗ Vật liệu kim loại Vật liệu giấy, carton Vật liệu tre nứa Vật liệu nhân tạo…  Các bước đóng gói hàng xuất khẩu đúng chuẩn Phân loại mặt hàng cần đóng gói Hàng hóa cần được phân loại theo màu sắc từng loại hàng, khu vực giao nhận,... Kí hiệu số thứ tự trên từng thùng hàng Cập nhật biểu mẫu danh sách hàng hóa để theo dõi và đối chiếu Tiến hành đóng gói Căn cứ vào loại hàng hóa cũng như quy định, chọn ra cách đóng gói, bao bì đóng gói phù hợp (như thùng carton, màng bọc nhựa Pe,..) Đặt các kiện hàng cần gửi lên pallet gỗ Bọc các thùng hàng bằng bìa carton hay vật liệu cứng Tiến hành cố định các góc bằng tấm bìa lót Dùng dây đai buộc cố định kiện hàng với pallet, đế chân để tránh bị xê dịch trong quá trình di chuyển Sử dụng màng Pe hay vật liệu chống nước để bao quanh bên ngoài kiện hàng. Niêm phong, ghi chú số lượng hàng hóa tránh thất thoát.  Pallet cố định hàng trong quy cách đóng gói hàng xuất khẩu Ký nhận đã giao hàng Sau khi hàng hóa được giao, người nhận hàng sẽ kiểm tra lại số lượng hàng hóa đã được kê khai và tiến hành ký biên bản giao nhận. Cách đóng gói một số hàng hóa cụ thể Các mặt hàng điện tử Với tính chất đặc trưng của các mặt hàng điện tử như tivi, máy tính, tủ lạnh,.. rất dễ bị hư hỏng nếu môi trường có độ ẩm quá cao hay các tác động mạnh của ngoại lực, chủ hàng thường rất kỹ trong việc đóng gói các mặt hàng này. Chúng được bọc nhiều lớp bằng các vật liệu chống va đập như túi chống sốc, màng xốp bóp nổ, mút xốp,.. và dùng băng dán để cố định thật chắc chắn. Ngoài ra, các chủ hàng còn dùng các loại thùng carton dày 3 lớp hay 5 lớp để bọc bên ngoài mới an tâm khi gửi hàng.  Hoạt động sản xuất hàng điện tử Hàng hóa là chất lỏng Khi vận chuyển những hàng hóa bằng chất lỏng, điều đáng lo ngại nhất của chủ hàng cũng như đơn vị chuyên chở là chúng bị chảy ra ngoài do tác động rung lắc. Do đó, đối với những mặt hàng này, bạn cần lấp đầy các khoảng trống bên trong kiện hàng bằng vách ngăn hay vật liệu chống sốc.   Đóng gói hàng hóa là chất lỏng Đồ thủy tinh, gốm sứ Đây đều là những mặt hàng cực kì dễ vỡ, nếu không được bao bọc cẩn thận. Vì vậy, với quy cách đóng gói hàng xuất khẩu của những sản phẩm này, bạn cần ưu tiên sử dụng các túi xốp khí chống sốc bọc nhiều lớp và xếp chúng ngay ngắn trong thùng carton để hạn chế rủi ro. Ngoài ra, cần dán thêm cảnh báo hàng dễ vỡ để các nhân viên bốc dỡ hàng có thể nhẹ tay hơn.  Quy cách đóng gói hàng gốm sứ Hàng hóa có kích thước lớn Những mặt hàng có kích thước lớn, không đều các mặt thường được bọc một lớp màng bóng trước khi tiến hành đóng vào thùng gỗ hay thùng carton. Những chiếc thùng này sẽ được lựa chọn theo kích thước của sản phẩm nhằm giúp cố định cũng như xếp được nhiều hàng hóa hơn trong một container hàng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn thùng gỗ, sau khi đóng hàng, các doanh nghiệp cần xử lý hóa chất để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trong thời gian dài.  Đóng gói máy móc xuất khẩu Một số lưu ý khi thực hiện đóng gói hàng hóa xuất khẩu Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các mặt hàng trôi nổi cũng xuất hiện và được bán tràn lan trên thị trường. Vì vậy, trước khi đặt mua các loại bao bì, cần tìm hiểu kĩ về chất liệu. Tốt hơn hết hãy yêu cầu gửi mẫu thử để đánh giá chất lượng chính xác nhất. Để tiết kiệm thời gian và nhân công, bạn hãy lên kế hoạch đóng gói và xếp hàng trước khi tiến hành thực hiện. Trong quy cách đóng gói, nếu chọn vật liệu bằng gỗ, không nên để gỗ bị ẩm ướt vì rất dễ sinh ra mốc trong điều kiện thiếu không khí cũng như ánh sáng. Đảm bảo tải trọng cont hàng theo quy định và lưu giữ những giấy tờ quan trọng để dễ dàng xử lý khi xảy ra các phát sinh. Nước ta đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, vì vậy nếu bạn đang có kế hoạch đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài thì trên đây chắc chắn là những thông tin cần thiết đối với bạn. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc xoay quanh quy cách đóng gói hàng xuất khẩu, hãy comment ngay bên dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 0243 662 7265 -   0982 36 22 55 - 0949 04 22 55 để được giải đáp nhé!

Quy cách đóng gói là gì?

Quy cách đóng gói là gì?

Quy cách đóng gói được hiểu nôm na là những yêu cầu, tiêu chuẩn đóng gói hàng hóa căn cứ vào đặc tính của từng mặt hàng cũng như những tác động vật lý, hóa học,... được dự đoán trước từ bên ngoài ảnh hưởng đến hàng hóa của bạn trong suốt quá trình vận chuyển.

Mục đích của việc này nhằm đảm bảo hàng hóa được nguyên vẹn, không bị hư hỏng, tránh trường hợp gây tổn thất chi phí cũng như là căn cứ để xác định trách nhiệm cho các bên liên quan khi có sự cố xảy ra. Vì vậy, đối với bất cứ doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa nào, việc tìm hiểu về quy cách đóng gói là điều hết sức quan trọng.

Những quy định chung khi đóng gói hàng hóa xuất khẩu

Với bất kỳ loại hàng hóa nào khi vận chuyển đều cần phải được đóng gói cẩn thận, đặc biệt là xuất ra nước ngoài vì hành trình dài và thời gian rất lâu. Do đó, bạn cần tham khảo một số quy định chung khi đóng gói hàng hóa xuất khẩu dưới đây:

  • Sản phẩm phải được đóng gói cẩn thận, sử dụng thêm giấy báo, hạt xốp, túi chống sốc,... để giúp thùng hàng chịu được các tác động vật lý trong quá trình bốc dỡ hàng và chuyên chở.

  • Niêm phong hàng hóa bằng keo, có thể dán nhiều lớp để đảm bảo chắc chắn, tránh trường hợp rơi vỡ hay thất lạc,...

  • Căn cứ vào tính chất từng mặt hàng: chất lỏng, hàng dễ vỡ, hàng chống nước,... mà lựa chọn cách đóng gói phù hợp với tiêu chuẩn. Cần dán thêm cảnh báo bên ngoài thùng hàng để thông báo cho nhân viên xếp hàng cũng như đơn vị vận chuyển biết.

  • Các hàng hóa có hình dạng nguy hiểm như mũi nhọn, cạnh lồi,.. cần dùng băng keo hay giấy gói chuyên dụng để bọc cẩn thận các đầu sắc bén, đảm bảo an toàn cho các bên liên quan.

  • Cập nhật đầy đủ thông tin người nhận và người gửi: họ và tên, phương thức liên lạc, địa chỉ,... để tránh thất lạc hay giao nhầm hàng hóa.

Các quy cách đóng gói hàng xuất khẩu

Cảnh báo mặt hàng dễ vỡ trong quy cách đóng gói hàng

Thùng carton đóng gói hàng xuất khẩu

Thùng carton được sử dụng phổ biến để đóng gói hàng hóa

Yêu cầu chi tiết về bao bì khi đóng gói hàng xuất khẩu

Từ những quy định chung về đóng gói hàng hóa, bạn có thể thấy được bao bì đóng vai trò quan trọng để tạo nên quy cách đóng gói hàng đúng chuẩn. Vì vậy, những yêu cầu chi tiết về bao bì cũng được nêu cụ thể dưới đây để bạn có cái nhìn rõ hơn khi chọn mua chúng:

  • Hoạt động xuất khẩu diễn ra thông qua nhiều loại hình vận tải khác nhau: đường bộ, đường biển, hàng không,... Vì vậy, bao bì đóng gói sản phẩm cần phù hợp với từng loại hình vận chuyển.

  • Lựa chọn kích thước phù hợp và dễ bảo quản trên các container, pallet,...

  • Hành trình vận chuyển phải trải qua nhiều nước khác nhau dẫn đến khí hậu cũng khác nhau, do đó bao bì cần phù hợp với sự thay đổi này.

  • Cần đảm bảo về độ bền, dẻo, chịu tác động ngoại lực tốt, không bị biến đổi chất dẫn đến bốc mùi trong suốt quá trình vận chuyển.

  • Thêm các ký hiệu cảnh báo trên bao bì đóng gói với những loại hàng hóa đặc biệt,...

Túi xốp nổ đóng gói hàng

Túi xốp nổ bọc hàng chống sốc

Phân loại bao bì đóng gói hàng hóa

Hiện nay, người ta thường phân loại bao bì trong quy cách đóng gói hàng theo một số tiêu chí sau đây:

Theo công dụng

  • Bao bì ở bên trong

  • Bao bì ở bên ngoài

Theo tần suất dùng

  • Bao bì dùng một lần

  • Bao bì dùng nhiều lần

Theo tính chất chịu lực nén

  • Bao bì đóng gói loại cứng

  • Bao bì đóng gói loại nửa cứng

  • Bao bì đóng gói loại mềm

Theo vật liệu

  • Vật liệu gỗ

  • Vật liệu kim loại

  • Vật liệu giấy, carton

  • Vật liệu tre nứa

  • Vật liệu nhân tạo…

Các bước đóng gói hàng xuất khẩu đúng chuẩn

1. Phân loại mặt hàng cần đóng gói

Hàng hóa cần được phân loại theo màu sắc từng loại hàng, khu vực giao nhận,...

  • Kí hiệu số thứ tự trên từng thùng hàng

  • Cập nhật biểu mẫu danh sách hàng hóa để theo dõi và đối chiếu

2. Tiến hành đóng gói

  • Căn cứ vào loại hàng hóa cũng như quy định, chọn ra cách đóng gói, bao bì đóng gói phù hợp (như thùng carton, màng bọc nhựa Pe,..)

  • Đặt các kiện hàng cần gửi lên pallet gỗ

  • Bọc các thùng hàng bằng bìa carton hay vật liệu cứng

  • Tiến hành cố định các góc bằng tấm bìa lót

  • Dùng dây đai buộc cố định kiện hàng với pallet, đế chân để tránh bị xê dịch trong quá trình di chuyển

  • Sử dụng màng Pe hay vật liệu chống nước để bao quanh bên ngoài kiện hàng.

  • Niêm phong, ghi chú số lượng hàng hóa tránh thất thoát.

Pallet cố định hàng trong quy cách đóng gói hàng xuất khẩu

Pallet cố định hàng trong quy cách đóng gói hàng xuất khẩu

3. Ký nhận đã giao hàng

Sau khi hàng hóa được giao, người nhận hàng sẽ kiểm tra lại số lượng hàng hóa đã được kê khai và tiến hành ký biên bản giao nhận.

Cách đóng gói một số hàng hóa cụ thể

1. Các mặt hàng điện tử

Với tính chất đặc trưng của các mặt hàng điện tử như tivi, máy tính, tủ lạnh,.. rất dễ bị hư hỏng nếu môi trường có độ ẩm quá cao hay các tác động mạnh của ngoại lực, chủ hàng thường rất kỹ trong việc đóng gói các mặt hàng này. Chúng được bọc nhiều lớp bằng các vật liệu chống va đập như túi chống sốc, màng xốp bóp nổ, mút xốp,.. và dùng băng dán để cố định thật chắc chắn. Ngoài ra, các chủ hàng còn dùng các loại thùng carton dày 3 lớp hay 5 lớp để bọc bên ngoài mới an tâm khi gửi hàng.

quy cách đóng gói hàng điện tử

Hoạt động sản xuất hàng điện tử

2. Hàng hóa là chất lỏng

Khi vận chuyển những hàng hóa bằng chất lỏng, điều đáng lo ngại nhất của chủ hàng cũng như đơn vị chuyên chở là chúng bị chảy ra ngoài do tác động rung lắc. Do đó, đối với những mặt hàng này, bạn cần lấp đầy các khoảng trống bên trong kiện hàng bằng vách ngăn hay vật liệu chống sốc. 

quy cách đóng gói hàng chất lỏng

Đóng gói hàng hóa là chất lỏng

3. Đồ thủy tinh, gốm sứ

Đây đều là những mặt hàng cực kì dễ vỡ, nếu không được bao bọc cẩn thận. Vì vậy, với quy cách đóng gói hàng xuất khẩu của những sản phẩm này, bạn cần ưu tiên sử dụng các túi xốp khí chống sốc bọc nhiều lớp và xếp chúng ngay ngắn trong thùng carton để hạn chế rủi ro. Ngoài ra, cần dán thêm cảnh báo hàng dễ vỡ để các nhân viên bốc dỡ hàng có thể nhẹ tay hơn.

Quy cách đóng gói hàng gốm sứ

Quy cách đóng gói hàng gốm sứ

4. Hàng hóa có kích thước lớn

Những mặt hàng có kích thước lớn, không đều các mặt thường được bọc một lớp màng bóng trước khi tiến hành đóng vào thùng gỗ hay thùng carton. Những chiếc thùng này sẽ được lựa chọn theo kích thước của sản phẩm nhằm giúp cố định cũng như xếp được nhiều hàng hóa hơn trong một container hàng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn thùng gỗ, sau khi đóng hàng, các doanh nghiệp cần xử lý hóa chất để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trong thời gian dài.

Quy cách đóng gói máy móc xuất khẩu

Đóng gói máy móc xuất khẩu

Một số lưu ý khi thực hiện đóng gói hàng hóa xuất khẩu

  • Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các mặt hàng trôi nổi cũng xuất hiện và được bán tràn lan trên thị trường. Vì vậy, trước khi đặt mua các loại bao bì, cần tìm hiểu kĩ về chất liệu. Tốt hơn hết hãy yêu cầu gửi mẫu thử để đánh giá chất lượng chính xác nhất.

  • Để tiết kiệm thời gian và nhân công, bạn hãy lên kế hoạch đóng gói và xếp hàng trước khi tiến hành thực hiện.

  • Trong quy cách đóng gói, nếu chọn vật liệu bằng gỗ, không nên để gỗ bị ẩm ướt vì rất dễ sinh ra mốc trong điều kiện thiếu không khí cũng như ánh sáng.

  • Đảm bảo tải trọng cont hàng theo quy định và lưu giữ những giấy tờ quan trọng để dễ dàng xử lý khi xảy ra các phát sinh.

Nước ta đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, vì vậy nếu bạn đang có kế hoạch đưa sản phẩm của mình ra nước ngoài thì trên đây chắc chắn là những thông tin cần thiết đối với bạn. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc xoay quanh quy cách đóng gói hàng xuất khẩu, hãy comment ngay bên dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 0243 662 7265 -   0982 36 22 55 - 0949 04 22 55 để được giải đáp nhé!

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: